Trẻ em là một trong những nhóm tuổi nguy cơ mắc Covid-19, đặc biệt ở trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm vaccine. Do đó, đối tượng này cần hết sức được quan tâm, bảo vệ.
Nhưng quí phụ huynh cũng cần lưu ý những điểm cụ thể sau đây để theo dõi trẻ bị F0 được chăm sóc tại nhà .
1.TRẺ MẮC COVID-19 THƯỜNG CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?
- Trẻ em biểu hiện nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng.
- Nếu có triệu chứng, các dấu hiệu thường gặp là sốt, ho. Trẻ không có viêm phổi thường hồi phục sau 1 tuần.
- Tuy vậy một số trẻ có thể diễn tiến nặng thời gian từ khi có triệu chứng ban đầu đến khi diễn tiến nặng trong khoảng 5-8 ngày.
2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRẺ MẮC COVID-19 CÓ THỂ Ở NHÀ ĐIỀU TRỊ
- Trẻ bị Covid-19 đã điều trị ở cơ sở y tế, đủ điều kiện xuất viện, tự theo dõi sức khỏe tại nhà đủ 7 ngày tiếp theo.
- Trẻ mới mắc Covid-19 và đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.
+ Không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, độ bão hòa oxy máu > 97% )
+ Không có bệnh nền như đẻ non cân nặng thấp, bệnh phổi mạn, hen, ung thư, bệnh thận mạn, ghép tạng, đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh huyết học, bệnh hệ thống, suy giảm miễn dịch, đang điều trị thuốc corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch…
+ Không béo phì.
+ Có người chăm sóc khỏe mạnh, có kiến thức phòng tránh lây nhiễm.
3. NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ PHẢI THOẢ MÃN TIÊU CHUẨN GÌ?
- Luôn đeo khẩu trang, tấm chắn giọt bắn khi chăm sóc trẻ. Thay khẩu trang 2 lần/ngày, lau rửa tấm chắn, phơi nắng khi xong.
- Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng, hoặc nước sát khuẩn tay: chà tay ít nhất 30 giây.
- Đảm bảo nhà thông thoáng: mở cửa sổ, bật quạt, nếu sử dụng điều hòa thì phải dùng riêng, không dùng chung với hệ thống điều hòa trung tâm.
-Vệ sinh vật dụng ăn uống: trẻ lớn có thể tự rửa bát, rửa bằng xà phòng và nước ấm. Nếu người chăm sóc rửa thì mang găng khi dọn đồ ăn và rửa bát đĩa.
-Xử lý đồ vải: Ngâm xà phòng 20 phút, giặt bằng nước ấm. Giặt riêng đồ trẻ. Phơi khô, không giũ.
4. CÔNG VIỆC NGƯỜI CHĂM SÓC CẦN LÀM HẰNG NGÀY:
- Kẹp nhiệt độ và đo SpO2 (nếu có dụng cụ) cho mình và trẻ 02 LẦN/NGÀY hoặc khi nghi ngờ trẻ sốt hoặc khó thở.
- Tập thể dục nhẹ nhàng cùng trẻ.
- Khai báo y tế điện tử hàng ngày.
- Ổn định tâm lý cho trẻ.
5. NHỮNG ĐIỀU TRẺ BỊ BỆNH CẦN LÀM HẰNG NGÀY:
- Đeo khẩu trang khi ra khỏi phòng hoặc khi tiếp xúc với người khác (dưới 2 tuổi không đeo)
- Rửa tay thường xuyên
- Dùng khăn giấy che miệng khi ho, hắt hơi
-Súc miệng, họng 2-3 lần/ngày
-Tiếp tục bú mẹ, kể cả mẹ là F0.
-Uống đủ nước.
- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng: đẩy đủ chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Có thể bổ sung vitamin và vi chất tổng hợp.
6. LÀM GÌ KHI TRẺ SỐT?
- Sốt > 380C phải báo cho nhân viên y tế. Khi sốt ≥ 38,5 0C có thể dùng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, cách nhau 4-6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg/ngày.
- Theo dõi thân nhiệt 02-04 giờ/lần cho đến khi hết sốt, trở về nhiệt độ bình thường (36 - 37,50C).
- Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng nước, điện giải.
- Mặc quần áo thông thoáng, thoải mái.
7. LÀM GÌ KHI TRẺ HO?
-Vệ sinh mũi họng.
-Súc miệng họng bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày.
-Giữ ấm vùng cổ, mặt.
-Sử dụng thuốc ho khi thật sự cần thiết, theo chỉ định của bác sỹ.
8. LÀM GÌ KHI TRẺ TIÊU CHẢY?
-Tiếp tục cho bú.
- Uống nhiều nước, đặc biệt Oresol.
-Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, kẽm.
-Theo dõi dấu hiệu nặng lên: li bì, kích thích, mắt trũng, uống kém hoặc không bú được, thở nhanh sâu, nhịp tim tăng…
9. KHI NÀO GỌI ĐẾN BỆNH VIỆN?
- Khi có MỘT trong các triệu chứng bất thường sau đây:
+ Sốt > 380C + Tức ngực
+ Đau rát họng, ho + Cảm giác khó thở
+ Tiêu chảy + SpO2 < 96% (nếu đo được)
+ Trẻ mệt, không chịu chơi + Trẻ ăn/bú kém
- Thở nhanh theo tuổi:
+ Trẻ từ 1 đến 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút,
+Trẻ từ 6 - 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút,
+ Trẻ trên 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút.
+ Cánh mũi phập phồng
+ Rút lõm lồng ngực
- Li bì, lờ đờ, bỏ ăn, bỏ bú
-Tím tái môi, đầu chi
- SpO2 < 95% (nếu có thể đo).
- Bất kì tình trạng nào mà bạn cảm thấy không ổn, lo lắng.
10. ỔN ĐỊNH TÂM LÝ CHO TRẺ:
- Tâm sự, trấn an con về dịch COVID-19.
- Giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin thực tế về dịch COVID-19.
- Hạn chế gia đình tiếp xúc và nói chuyện về tin tức, sự kiện về COVID-19 có thể gây hoang mang, sợ hãi.
- Cố gắng duy trì những thói quen bình thường, sinh hoạt khoa học. Lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập và nghỉ ngơi hoặc các hoạt động giải trí.
11. NHỮNG LOẠI THUỐC CẦN DÙNG ĐIỀU TRỊ F0 TẠI NHÀ
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol. Trẻ nhỏ dùng gói bột hoặc pha hỗn hợp dịch uống hàm lượng 80mg, 150mg, 250mg; Trẻ lớn dùng viên nén 250mg, 500mg, uống.
- Dung dịch sát khuẩn hầu họng: Natri Clorid (dung dịch 0,9% hoặc viên pha nước muối), dung dịch sát khuẩn hầu họng khác.
- Thuốc cân bằng điện giải: dung dịch Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
12. THIẾT BỊ THEO DÕI SỨC KHỎE TẠI NHÀ:
- Nhiệt kế
- Máy đo SpO2 (nếu có)
- Điện thoại thông minh