Thực hiện kế hoạch số 497/KH-SGDĐT ngày 19/05 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai Chương trình “ Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học mầm non năm học 2020 – 2021 . Ngày 27/08/2021 vừa qua, trường mầm non Hoa Anh Đào đã được dự buổi tập huấn về hướng dẫn an toàn giao thông và triển khai chương trình “ Tôi yêu Việt Nam trong các cơ sở giáo dục mầm non do Phó giáo sư – Tiến sĩ Lê Huy Trí và Thạc sĩ: Cao Thị Hồng Nhung – chuyên viên chính vụ giáo dục mầm non trực tiếp giảng dạy.
Qua buổi tập huấn, tổ chuyên môn của trường mầm non Hoa Anh Đào tiếp thu được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm để phục vụ công tác giảng dạy về an toàn giao thông cho trẻ mầm non. Nội dung giáo dục an toàn giao thông được tích hợp, lồng ghép trong tất cả các hoạt động ở trường mầm non với nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm: Tổ chức các HĐ dựa trên nền tảng khả năng của trẻ. Trẻ được hoạt động, tham gia vào quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng . Nội dung và các hoạt động giáo dục gắn với những gì gần gũi diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, coi trọng những kinh nghiệm thực tế mà trẻ có được từ môi trường giao thông nơi trẻ sống. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
Từ các hoạt động như
+ Trò chuyện buổi sáng: về tuyến đường trẻ đi học buổi sáng, những ấn tượng và cảm nhận của trẻ, an toàn khi tham gia giao thông…
+ Hoạt động học: Ngoài HĐ chuyên biệt (trong giờ khám phá KH, XH) GV lựa chọn nội dung để lồng ghép trong những HĐ học thích hợp
+ Chơi, hoạt động ở các góc: Trẻ tham gia các trò chơi/nhóm chơi có nội dung về an toàn giao thông; rèn các kỹ năng khi tham gia giao thông. Thực hiện các thao tác (vẽ/dán/tô màu, xé dán…) về giao thông…
+ Chơi ngoài trời: Thực hành các tình huống tham gia giao thông. Chơi với các đồ chơi ngoài trời tự tạo về an toàn giao thông.
+ Chơi, hoạt động chiều: Trò chuyện, chơi trò chơi, làm các phương tiện GT…
+ Trả trẻ: Trao đổi với cha mẹ/người chăm sóc trẻ về những nội dung GD an toàn giao thông.
Mỗi ngày đi học và về nhà đều là những cơ hội để trẻ được trải nghiệm và thực hành các hành vi an toàn khi tham gia GT vì vậy GV cần đề nghị PH cùng tham gia phối hợp GD ATGT cho trẻ. Ngoài ra còn đưa vào các hoạt động có tính nghệ thuật như ca hát, nhảy múa, đọc thơ, kể chuyện, tạo hình (vẽ, làm mô hình, nặn…), đóng kịch…có sức lan tỏa và dễ cuốn hút trẻ, khiến trẻ hứng thú tham gia cũng góp phần giáo dục trẻ có thêm nhiều kỹ năng khi tham gia giao thông. Tổ chức các buổi hoạt động nói chuyện , chiến dịch ATGT, tổ chức các hội thi ATGT
Sau buổi tập huấn Ban giám hiệu nhà trường đã xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục an toàn giao thông và xây dựng kế hoạch về giáo dục an toàn giao thông để triển khai trong nhà trường. Các đồng chí giáo viên cũng lên kế hoạch và triển khai thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, thường xuyên đổi mới hình thức và luôn gắn với thực tiễn cuộc sống hằng ngày của trẻ nhằm nâng cao kết quả giáo dục và cùng phối kết hợp phụ huynh để tuyên truyền về an toàn giao thông trong chăm công tác chăm sóc giáo dục trẻ gắn với chường trình “ Tôi yêu Việt Nam” tại trường mầm non.